Cách trồng sen trong chậu chuẩn nhất cho hoa nở to và đẹp

Huong Dan Trong Hoa Sen Trong Chau

Hoa sen là biểu tượng của sự thuần khiết, được xem như quốc hoa và cũng là loài hoa thân thuộc và gắn liền với bao thế hệ người dân Việt Nam. Việc trồng hoa sen không quá xa lạ, tuy nhiên để có được những chậu hoa sen đẹp với những bông sen màu hồng nổi bật giữa tàu lá xanh mướt thì không phải là điều dễ dàng. Ngay bây giờ, hãy cùng Bình Dương Landscape tìm hiểu cách trồng sen trong chậu cũng như cách chăm sóc sen cho hoa nở to và đẹp qua bài viết sau đây.

Cach Trong Hoa Sen Trong Chau

1. Ý nghĩa của hoa Sen

Sen là một loài hoa thanh tao cao quý. Trong Phật giáo sen là biểu tượng của Đức Phật hướng chúng ta tới một niềm an vui cực lạc. Khi ta yêu sen, trồng sen là chúng ta mong muốn có sự thanh tịnh trong tâm hồn sau những ngày làm việc vất vả.

Sáng sáng thức dậy ngắm những đóa hoa sen nở rực rỡ, thơm ngát không khí trong lành, tiếng chim hót lảnh lót trong khu vườn nhỏ xanh mướt yêu thương là ta thấy tâm hồn nhẹ nhàng sảng khoái và bắt đầu một ngày mới đầy hứng khởi.

Huong Dan Trong Hoa Sen Trong Chau

2. Những giống sen nào dễ trồng trong chậu tại nhà?

Hiện nay, ở Việt Nam việc trồng hoa sen rất phổ biến và có nhiều giống sen khác nhau dễ trồng, phù hợp cho người mới bắt đầu. Dưới đây là một số giống sen phổ biến mà bạn có thể trồng thử:

Sen ngàn cánh: Có màu sắc rực rỡ và vô cùng đẹp có số cánh từ 800 đến 1000. Những cánh hoa bên ngoài to, dài bao lấy hàng ngàn cách hoa nhỏ xếp dày đặc bên trong.

Sen đỏ drop Blood: là giống sen có màu đỏ đậm vô cùng đẹp và thú hút ánh nhìn của mọi người.

Sen cung đình: là giống sen quý hiếm, dành riêng cho người sành chơi. Loại sen này có thân nhỏ, hoa nhỏ nhưng rất xinh xắn. Sen cùng đình có 2 màu đó là hồng và trắng.

Sen Quan Âm: hay còn gọi là sen Bách Diệp, với 2 màu trắng, hồng và có nhiều cách nhỏ li ti bên trong. Hoa nở to và đường kính bông từ 4 đến 7cm.

Sen Tịnh Đế: hay còn gọi là sen Tịnh Đế Liên bởi hai hoa sen cùng nở trên một cuống, tựa vào với nhau vô cùng khăn khít. 

Sen Super: là giống sen có màu hồng hành thiên, cánh hoa bên ngoài lớn, màu trắng pha chút màu hồng vô cùng đẹp mắt.

Y Nghia Hoa Sen

3. Hướng dẫn cách trồng sen trong chậu tại nhà

Trồng hoa sen trong chậu không chỉ giúp tạo điểm nhấn tinh tế cho không gian sống mà còn là một hoạt động giải stress tuyệt vời. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết quá trình thực hiện trồng sen tại nhà:

3.1 Thời vụ trồng hoa sen

Sen có thể trồng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nhưng 2 thời vụ chính: 

  • Vụ Đông Xuân: trồng từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch. 
  • Vụ Hè Thu: trồng khoảng tháng 7 – 8 dương lịch. 

Trồng vào đúng thời vụ tháng 3, cây sẽ nhanh cho ra hoa và năng suất sẽ đạt nhiều hơn tháng 8. 

Cach Cham Soc Hoa Sen

3.2 Vị trí trồng hoa sen

Đối với sen trong chậu, thì cần đặt chậu ở những vị trí đảm bảo đủ ánh sáng để giúp cây phát triển khỏe mạnh và nở hoa tốt nhất. Nếu có điều kiện, bạn nên trồng sen ở những ao, hồ hay mương lớn, đây sẽ là môi trường lý tưởng tốt nhất cho cây sen sinh trưởng.

Bạn nên đặt chậu thành một hàng, mỗi chậu nên cách nhau khoảng 10 – 20cm để cây sen có đủ không gian phát triển. Có thể đặt chậu ở bất kỳ nơi nào bạn muốn trên sân, ban công hoặc nơi nào có đủ ánh sáng mặt trời. Có như vậy sắc hoa mới rực rỡ và đạt chất lượng nhất. 

Cach Trong Sen Trong Chau

3.3 Giá thể trồng hoa sen

Bạn nên sử dụng đất ruộng hoặc bùn ao để tạo ra một môi trường đất giàu chất dinh dưỡng và tương thích với sự phát triển của cây sen. Trong trường hợp không có 2 loại đất trên có thể chọn đất có độ kết dính và nhão. Tuy nhiên, đất này cần được thay mới hàng năm để duy trì độ dinh dưỡng tốt nhất cho sen.

Trước khi bắt đầu trồng hoa sen, bạn nên sử dụng phân chuồng đã qua ủ hoại mục để bón lót. Tỉ lệ trộn giữa đất và phân chuồng là 7/3 để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho đất. Độ pH của đất cũng cần được đảm bảo trong mức từ 6-6.5 nhằm đảm bảo môi trường đất phù hợp cho cây sen phát triển khỏe mạnh.

3.4 Chậu trồng hoa sen

Việc chọn lựa chậu trồng hoa sen sẽ tùy thuộc vào số lượng và kích thước cây sen, cũng như nhu cầu cụ thể của từng người. Bạn có thể lựa chọn một trong những loại chậu như chậu sành, sứ, nhựa,… Chậu trồng hoa sen cần phải kín đáy, có thành cao để duy trì lượng nước ổn định cho sen phát triển. Chính vì vậy, bạn nên chọn chậu có đường kính từ 30cm trở lên, rộng khoảng 40cm để đủ không gian cho cây phát triển.

Cach Cham Soc Sen Trong Chau

3.5 Chuẩn bị bùn để trồng sen

Bạn có thể lấy bùn trực tiếp từ ruộng hoặc đầm lầy, nhưng cần lưu ý chọn loại bùn sạch, ít tạp chất, vì sen rất nhạy cảm với bùn bẩn và tạp chất.

Nếu không có sẵn bùn, bạn có thể sử dụng đất vườn, đất phù sa hoặc đất thịt để thay thế. Trước khi sử dụng, đất cần được ngâm nước và bóp nhuyễn, sau đó thêm một thìa phân trùn quế vào để cải thiện chất lượng đất. Sau đó, bạn cho nước vào cao hơn mặt bùn ít nhất 10cm và ngâm khoảng 3-5 ngày là có thể mang ra trồng sen.

3.6 Lựa chọn giống và xử lý mầm

Khi thực hiện cách trồng sen trong chậu, việc lựa chọn giống và xử lý mầm đóng vai trò quan trọng để đảm bảo cây sinh trưởng tốt và nở hoa đẹp.

3.6a Đối với trồng bằng hạt giống

Hạt sen to, mẩy, cứng và tròn đảm bảo gen duy trì tốt và tạo ra cây sen khỏe mạnh.

Cách xử lý tiền mọc mầm:

Trước khi trồng, bạn có thể mài, dũa hoặc sử dụng kéo để cắt lớp vỏ trên phần đầu hạt sen, nhưng cần tránh mài hoặc cắt vào phần thân của hạt để tránh bị thối khi ngâm.

Có thể ngâm hạt giống trong axit sunfuric 0.1% trong khoảng 20 phút để làm mềm vỏ hạt. Khi thấy hạt và dung dịch ngâm chuyển sang màu đen thì có thể vớt ra và rửa sạch với nước.

Xử lý mọc mầm:

Sau khi đã xử lý tiền mọc mầm, hạt sen được ngâm trong nước để nảy mầm và thay nước từ 1 – 2 lần mỗi ngày. Sau 3 – 5 ngày, hạt sẽ nảy mầm và sau 2 – 3 ngày tiếp theo, lá sẽ dài ra khoảng 2 – 5cm, lúc này có thể mang ra trồng.

Hat Sen

3.6b Đối với sen trồng bằng củ giống

Để củ sen có khả năng phát triển tốt, bạn nên chọn những củ sen có đầy đủ mắt, phần rễ có khoảng 3 – 4 đoạn kéo dài, củ giống nên có tối thiểu 2 lóng và càng lớn cây sẽ càng khỏe.

Để xử lý củ giống, bạn tiến hành cắt ngang đoạn cuối của củ và vùi vào đất ẩm sâu khoảng 5cm tạo thành góc nghiêng 15 độ.

Cu Sen

3.7 Cách trồng sen trong chậu xi măng

Bước 1: Đặt chậu ở nơi có nhiều ánh nắng và vị trí đó có thời gian chiếu sáng tối thiểu 6 tiếng/ ngày để cây quang hợp tốt

Bước 2: Cho bùn đã xử lý vào khoảng ⅔ chậu và bắt đầu tiến hành cách trồng sen trong chậu:

Đối với cách trồng sen bằng hạt: Đặt những hạt đã nảy mầm vào giữa chậu và ấn nhẹ nhàng để hạt hơi lún một ít vào bùn.

Đối với cách trồng sen bằng củ: Bạn dùng tay tách bùn, đặt củ xuống với phần mầm sen hướng lên trên.

Bước 3: Nhẹ nhàng xả nước ngập miệng chậu, sau đó tưới bổ sung cho chậu từ 1 – 2 lần mỗi tuần.

Trong Sen Trong Chau

4. Cách chăm sóc hoa sen trong chậu

Sau khi trồng sen trong chậu xong thì việc chăm sóc là bước đòi hỏi sự chú ý và kiên nhẫn nhất, đặc biệt là trong giai đoạn sinh trưởng của cây. Dưới đây là cách chăm sóc giúp cây sen phát triển khỏe mạnh, ra hoa đẹp

4.1 Thay bùn cho cây sen trong chậu

Việc thay bùn cho cây sen trong chậu sẽ giúp cây không bị thối củ và ngăn chặn sự phát triển của sâu bệnh. Ngoài ra, thay bùn hàng năm còn giúp loại bỏ chất cặn, tạp chất cũ và cung cấp chất dinh dưỡng mới cho cây sen.

Xem thêm : Cách chăm sóc cây cảnh để cây luôn xanh tươi

Huong Dan Trong Sen Trong Chau

4.2 Cắt tỉa sen

Cắt bỏ nhanh chóng và kịp thời những bông hoa bị héo và úa để cây tập trung dinh dưỡng nuôi những cành khác. Nếu phát hiện có sâu bệnh, cắt gọn phần cây bị nhiễm bệnh để ngăn chặn sự lây lan và bảo vệ sức khỏe cho những cành còn lại.

Khi tiến hành cắt, các bạn hãy cắt sát tận chân cuống. Lưu ý, vào mùa đông cây dễ bị lụi và kém phát triển do thời tiết lạnh, lúc này bạn nên cắt thân trên chừa lại khoảng 10cm trên rễ. Điều này sẽ giúp cây nhanh chóng phục hồi và mọc lại khi thời tiết ấm lên.

4.3 Bón phân cho hoa sen

Bón lót: Sau khi chuẩn bị bùn cho chậu sen, bạn có thể hòa tan loại phân bón tổng hợp hoặc phân lân với bùn đã chuẩn bị vào giá thể.

Bón phân định kỳ hằng tháng: Bạn có thể sử dụng phân tổng hợp như NPK để bón định kỳ.

  • Bón lần 1: Sau khoảng 30 ngày trồng sen, tháo nước trong chậu ra và bón phân xung quanh cây con. Sau 1 – 2 tiếng, bơm nước vào như bình thường và mỗi chậu cần bón khoảng 100g phân.
  • Bón lần 2 và các lần sau: Từ ngày 20 – 25 ngày sau lần bón đầu tiên, tiến hành bón phân lần thứ 2 và cách bón tương tự như lần 1. Các lần tiếp theo cứ cách 20 – 25 ngày.

Cham Soc Sen Trong Chau

4.4 Nước và ánh sáng

Đặt chậu trồng sen ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời với thời gian chiếu sáng khoảng từ 6 – 8 tiếng/ ngày.

Để đảm bảo sự phát triển của hoa sen trong chậu, bạn phải luôn duy trì nước ở tình trạng ngập mặt, đặc biệt là trong những điều kiện thời tiết khô nóng. Nên tưới nước vào buổi sáng và hạn chế tưới vào buổi chiều. Nếu lượng nước không đủ, oxy trong nước có thể giảm, dẫn đến tình trạng cây sen sinh trưởng kém và dễ bị nhiễm bệnh, hoa tàn sớm.

Ngoài ra, hoa sen là loại cây ưa ánh sáng mặt trời, vì vậy, nên đặt chậu sen ở nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Ánh sáng mặt trời giúp cây phát triển và cho hoa với chất lượng tốt nhất.

Cham Soc Hoa Sen Trong Chau

4.5 Phòng trừ sâu bệnh cho cây sen

Trong quá trình trồng sen không thể tránh khỏi sự phát sinh của sâu bệnh hại như sâu bướm, rầy, rệp,…. Dưới đây là những biện pháp phòng trừ sâu bệnh cụ thể:

  • Sử dụng sản phẩm Leven để phòng trừ và ngăn chặn sự phát triển của sâu bướm trên cây sen.
  • Đối với rầy, rệp bạn nên ưu tiên sử dụng Vansi để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Xem thêm : Cách chăm sóc hoa Đào nở đúng dịp Tết

Trong Hoa Sen Trong Chau

Với những chia sẻ của Bình Dương Landscape về cách trồng sen trong chậu, hy vọng bạn có thể tạo ra cho mình một không gian xanh tươi, tràn đầy vẻ đẹp với những bông hoa sen tinh khôi. Chúc bạn có những trải nghiệm trồng sen thú vị và thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.