Bao sái bàn thờ là tên gọi của thủ tục vệ sinh bàn thờ theo đúng nghi thức của Phật giáo và thường được thực hiện vào dịp cuối năm. Khoảng thời gian cuối năm là thời gian con cháu một lòng hướng về thần linh, tổ tiên cầu mong một năm mới bình an, hạnh phúc. Vào dịp này, người ta thường rút chân nhang và vệ sinh sạch sẽ bàn thờ đúng phong thủy.
1. Nên bao sái bàn thờ vào ngày nào 2025
Mọi người thường bao sái bàn thờ vào khoảng ngày 23 tháng Chạp đến trước 30 Tết. Thông thường, các gia đình hay nhân dịp tiễn ông Công ông Táo để dọn dẹp bàn thờ.
Bao sái bát hương sẽ giúp gia chủ cầu được bình an, may mắn, tài lộc, phúc đức từ thần linh, gia tiên. Bởi vì thế chúng ta cần thực hiện đúng cách nhé.
2. Lau dọn ban thờ bằng nước gì?
Trong quá trình bao sái bàn thờ, nước sử dụng nên có mùi thơm, ấm áp thay vì lạnh lẽo để mang lại phúc lợi, tài lộc cho gia đình. Sử dụng nước rượu gừng, nước ấm, hoặc nước ngũ vị hương sẽ giúp làm sạch và tẩy uế cho bàn thờ một cách tốt nhất.
Dùng nước ngũ vị hương
Các thành phần tạo nên loại nước này bao gồm: cây quế khô, cây hồi khô, đinh hương, gỗ vang và bạch đàn.
Tất cả các thành phần đều có tính chất nóng, vì vậy nước ngũ vị được coi là loại nước tốt nhất để lau bàn thờ. Thảo mộc được biết đến với khả năng xua đuổi tà khí hiệu quả và mùi hương dễ chịu của chúng làm cho không gian thờ phúc tạo hương thơm và trang trí, cùng lúc đuổi đánh côn trùng.
Gia chủ chỉ cần đun sôi khoảng 1,5 lít nước, sau đó thêm thảo mộc vào nồi và đun trong khoảng 3 – 5 phút, sau đó tắt bếp. Sử dụng khăn sạch để nhúng vào nước và lau sạch bàn thờ như bình thường.
Lau dọn bàn thờ bằng nước rượu gừng
Đây là loại nước được ưa chuộng và dễ kiếm nhất khi bao sái bàn thờ và làm sạch vật phẩm thờ cúng trong những dịp quan trọng. Bạn chỉ cần đập nhẹ 1 – 2 nhánh gừng và trộn vào rượu, đã có một dung dịch hoàn hảo cho việc bao sái bàn thờ.
Rượu gừng còn thu hút tài lộc, mang lại may mắn trong kinh doanh và cuộc sống. Theo phong thủy, chúng có khả năng xua đuổi linh hồn ác, những điều không may, đồng thời mang lại sự may mắn cho ngôi nhà.
3. Cách bao sái ban thờ đúng cách
Theo chuyên gia phong thủy, các bước bao sái bàn thờ đúng cách là tỉa chân nhang trước, sau đó mới lau dọn bàn thờ.
Bước 1: Chuẩn bị
- Bàn cao, rộng phủ vải đỏ hoặc giấy đỏ: để đặt các vật dụng thờ cúng xuống. Bàn phải là bàn sạch, phủ vải đỏ hoặc giấy đỏ để hạ đồ thờ xuống.
- Chậu sạch mới hoặc chậu chuyên đựng nước lau ban thờ.
- Khăn mới sạch dùng để lau đồ thờ và ban thờ: một khăn để lau ướt, một khăn lau khô lại.
Bước 2: Xin phép gia tiên
Đứng trước bàn thờ, thắp ba nén nhang và đọc văn khấn bao sái bàn thờ cầu xin phép thần linh, ông bà tổ tiên cho phép được lau dọn bàn thờ.
Bước 3: Cách tỉa chân nhang cuối năm
Trước khi lau dọn bàn thờ, gia chủ nên tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo dài, mở rộng các cửa trong nhà sau đó thực hiện rút chân nhang theo đúng cách và tránh một số lưu ý để không phạm vào đại kỵ
Bước 4: Thực hiện lau dọn và bao sái ban thờ
- Gia chủ hạ từng món đồ thờ xuống bàn cẩn trọng nhẹ nhàng, tránh làm đổ vỡ, sứt mẻ.
- Thực hiện lau bài vị xong mới lau đến bát hương, sau đó mới đến các món đồ thờ khác, không làm ngược lại.
- Khi lau bát hương, dân gian quan niệm, nên dùng một thìa nhỏ xúc từng thìa tro đổ ra ngoài rồi mới lau sạch bát hương. Không cầm cả bát hương đổ ụp tro ra ngoài vì như vậy là “tán tài”.
- Sử dụng khăn khô sạch để lau sạch bụi bẩn và tàn hương còn sót, sau đó dùng khăn sạch khác nhúng nước lau bàn thờ đã chuẩn bị. Cuối cùng lau lại bằng khăn sạch khô rồi để cho các món đồ thờ khô tự nhiên.
- Trong thời gian chờ đồ thờ khô thì tiến hành lau bàn thờ cho sạch sẽ.
- Nếu biết cách làm sạch theo phương pháp pháp giới, gia chủ có thể đọc kinh khi lau bát hương. Nếu không biết, hãy đeo khẩu trang khi thực hiện bao sái.
- Gia chủ nhớ rằng, cần lau sạch bát hương trước khi làm sạch các vật phẩm khác trên bàn thờ.
Bước 5: Đặt lại mọi thứ vào vị trí cũ
Bước cuối cùng, khi cả bàn thờ và đồ thờ đều đã khô, xếp đặt lại đồ thờ trả về đúng vị trí cũ trên ban thờ
Đồng thời, hạ xuống mọi vật phẩm tế phẩm (vàng mã, cành vàng lá ngọc, bùa chú,…) thuộc năm cũ để hoá.
Sau cùng, gia chủ thắp hương lên bàn thờ vừa lau dọn xong, thỉnh thần linh và gia tiên về, báo cáo đã xong việc.
Xem thêm : Kỹ thuật kích hoa lộc vừng đỏ rực theo ý muốn
4. Cách bao sái bàn thờ Thần Tài
Theo quan niệm dân gian, việc bao sái ban thờ Thần Tài – Thổ Địa thường rơi vào các dịp cuối năm như 23 tháng chạp, ngày vía thần tài, ngày rằm tháng Bảy (Âm lịch). Ngoài ra, khi bát nhang bàn thờ Thần Tài quá đầy, gia chủ cũng có thể xin rút chân nhang vào ngày Rằm hàng tháng.
Cách bao sái bàn thờ Thần Tài và bao sái bàn thờ gia tiên nhìn chung không có sự khác nhau nhiều, đều rút chân nhang xong đến lau dọn bàn thờ. Trước khi bao sái bàn thờ Thần Tài, bạn cần lên hương và khấn xin phép Thần Tài- Thổ Địa
Xem thêm : Những tuổi đẹp xông nhà năm Ất Tỵ 2025
Hi vọng, với các chia sẻ trên của Bình Dương Landscape sẽ giúp các bạn hiểu rõ và biết cách bao sái ban thờ gia tiên, bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa chuẩn nhất. Đồng thời tránh được cái điều phạm kỵ không nên có để gia đình có một năm thuận lợi, sung túc, lộc lá đầy nhà.