Cây lộc vừng là loại cây trồng rất phổ biến ở nước ta, bởi ngoài vẻ đẹp của những chùm hoa hay mang đến bóng mát rộng, lộc vừng còn tượng trưng cho sự tài lộc, thịnh vượng, may mắn và sự sung túc.
1. Đặc điểm của cây lộc vừng
Lộc vừng là một trong những cây cảnh quý, được trồng nhiều ở những vùng đất ẩm ven biển ở Nam Á và Bắc Úc và ở Việt Nam cây phát triển rất tốt từ Nam ra Bắc.
Là cây thân gỗ, chắc khỏe. Lá cây có hình mác và hoa có hai màu là trắng với đỏ, mọc thành chùm và kéo dài thành chuỗi nhìn rất đẹp mắt. Hoa lộc vừng thường nở tháng 3 và kết thúc vào tháng 8, lúc này cây cho ra hoa xum xuê và thoang thoảng hương thơm.
Quả lộc vừng có dạng hình tròn, đường kính khoảng 10 cm, với lớp vỏ dày xung quanh hạt. Quả non có màu xanh, khi chín thì chuyển sang màu vàng nâu.
2. Ý nghĩa của cây hoa lộc vừng
Lộc vừng à loại cây cảnh mang giá trị phong thủy to lớn, nằm trong bộ tam đa “Phúc (cây sung) – Lộc (cây lộc vừng) – Thọ (cây vạn tuế)”. Lộc vừng là đại diện cho sự thịnh vượng, bình an, hạnh phúc và may mắn.
Chữ “lộc” trong tài lộc và “vừng” trong câu “vừng ơi, mở cửa ra”, tượng trưng cho việc mở cửa để chào đón tài lộc vào nhà. Cũng chính vì vậy mà nhiều gia chủ lựa chọn trồng cây hoa lộc vừng ở khu vực lối vào nhà như một cách để đón chào, thu hút tài lộc, thịnh vượng cho gia đình.
Trong quan niệm cổ xưa, việc trồng lộc vừng trong nhà với những bông hoa đỏ kết thành chùm mang ý nghĩa của sự hỷ sự. Màu đỏ của hoa lộc vừng còn mang ý nghĩa may mắn và hạnh phúc.
Đồng thời, lộc vừng còn mang thông điệp về gắn kết gia đình và tình bằng hữu, thể hiện qua sự xum xuê của tán cây và hoa kết chùm.
3. Tác dụng của lộc vừng
Với vẻ đẹp thu hút cùng những ý nghĩa phong thủy tuyệt vời, cây hoa lộc vừng thường được dùng để tặng trong các dịp tân gia, khai trương với mong muốn thu hút vượng khí, tài lộc và bình an cho gia chủ.
Là loại cây thân gỗ có tán rộng nên lộc vừng thường được trồng để che nắng, trang trí cho sân vườn, công viên, khách sạn,…
Theo Đông Y lộc vừng có nhiều tác dụng như:
- Quả lộc vừng được sử dụng để trị ho, hen suyễn, chữa chàm và đau răng.
- Rễ lộc vừng có vị đắng, được sử dụng để chữa trị viêm nhiễm, nấm da và được chế biến thành thuốc trị sởi, thanh nhiệt.
- Hạt lộc vừng chứa tannin và nhiều dưỡng chất quan trọng, được sử dụng trong việc trị ung thư, giảm đau và kháng nấm.
- Lá lộc vừng được sử dụng như một liệu pháp hiệu quả trong việc điều trị bệnh trĩ.
- Vỏ lộc vừng được sử dụng để làm thuốc trị tiêu chảy và kiết lỵ.
Xem thêm : Ý nghĩa phong thuỷ và cách chăm sóc cây Tùng La Hán
4. Cách chăm sóc cây lộc vừng
Để chăm sóc cây hoa lộc vừng phát triển khỏe mạnh và cho ra hoa đều đặn, bạn nên chăm sóc tốt cho cây và một số điểm bạn cần lưu ý như sau:
- Đất trồng: Cần có độ tơi xốp cao và khả năng thoát nước tốt. Bạn có thể trộn đất với trấu, xơ dừa hoặc phân chuồng để tăng khả năng sinh trưởng cho cây.
- Nước tưới: Không cần tưới nước nhiều cho cây, chỉ cần tưới khoảng 2 lần/ngày để duy trì độ ẩm cho đất, đảm bảo cây phát triển và sinh trưởng tốt. Khi cây đã trưởng thành thì hãy giảm tần suất tưới.
- Ánh sáng: Là loài cây ưa sáng, vì vậy khi trồng và bố trí cây nên lựa chọn vị trí có ánh sáng đầy đủ. Tuy nhiên khi cây còn nhỏ cần che chắn cho cây để tránh ánh nắng gay gắt của mùa hè.
- Phân bón: Đối với đất đã có đủ dinh dưỡng, không cần bón phân nhiều. Chỉ cần bón phân cho cây non, cây mới chiết và khi cây chuẩn bị ra hoa.
- Nhiệt độ: loại cây ưa nhiệt độ ấm áp, tuy nhiên cây vẫn có thể sinh trưởng ở cả môi trường lạnh và nóng.
- Phòng trừ sâu bệnh: Kiểm tra các bộ phận của cây thường xuyên để phát hiện sớm sâu bệnh và có biện pháp diệt trừ phù hợp.
Xem thêm : Ý nghĩa và cách chăm sóc cây Sung
Với vẻ ngoài ấn tượng, mang nhiều ý nghĩa và công dụng trong cuộc sống, cây hoa lộc vừng là loại cây cảnh mà bạn nên có trong tổ ấm để mang đến không gian sống chất lượng cho gia đình.
Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ hotline 0944353629
Trân trọng cảm ơn sự tin tưởng và hợp tác của tất cả quý khách, quý đối tác.